Đặc điểm cấu trúc sinh cảnh của loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898) tại rừng phòng hộ xã Sinh Long, Khuân Hà, Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

LÊ ANH TÚ, LÊ SỸ TRUNG, LÊ ĐỨC MINH.

Từ khóa

Cấu trúc, thảm thực vật, sinh cảnh, Voọc đen má trắng.

Tóm tắt

Kết quả điều tra nghiên cứu trên 8 tuyến với chiều dài 42,09 km và 15 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích một ô tiêu chuẩn là 500 m2  trên địa bàn 3 xã Khuôn Hà, Thượng Lâm, Sinh Long, huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định: (1) Thảm thực vật được phân ra làm 5 kiểu dạng sinh cảnh có diện tích khác nhau. (2) Về cấu trúc thảm thực vật: đối với sinh cảnh 1 (SC1), sinh cảnh 2 (SC2) và sinh cảnh 3 (SC3) có 4 cấu trúc tầng rõ rệt đó là: (a) Tầng cây gỗ vượt tán, (b) tầng cây gỗ tham gia tán chính của rừng, (c) tầng cây bụi, cây tái sinh (d) dây leo. Sinh cảnh 4 (SC4) có 3 tầng không có tầng cây vượt tán. Sinh cảnh 5 (SC5) có 4 tầng không có tầng dây leo. Cây ở SC5 sinh trưởng phát triển kém nhất. (3) Số loài cây gỗ và số lượng cây trên 1 ha đối với SC2, SC3 là nhiều nhất, SC2 (33 loài và 533 cá thể), SC3 (32 loài và 520 cá thể). Sau đó đến SC1, SC4, SC5. (4) Số lượng loài cây tái sinh không có sự khác nhau rõ rệt biến động từ 8 - 12 loài, nhưng số lượng cây tái sinh trên 1 ha có sự khác biệt rõ rệt nhiều nhất là SC1 (560 cây) ít nhất là SC4 (231 cây), các cây tái sinh chủ yếu là cây con của các cây gỗ tầng cao. (5) Về dây leo khác nhau khá rõ rệt nhiều nhất là SC3 (23 loài), có những sinh cảnh không có như SC5. (6) Số lượng cây gỗ cần chiếm ít nhất 5% trong tổng số cây trên 1 ha đối với từng sinh cảnh, để được tham gia công thức tổ thành. SC3 nhiều nhất 7 loài, SC4 có 5 loài, SC1, SC2, SC5 có 4 loài nhưng các loài chiếm tỷ lệ không cao nhiều nhất là 13%, ít nhất là 5%. Các hoạt động của loài Voọc đen má trắng diễn ra ở cả 5 dạng sinh cảnh. Tập trung nhiều thời gian nhất ở SC3, SC4 đây là khu vực rừng phát triển tốt, số lượng thức ăn đa dạng cho loài. SC1, SC2, khu vực có nhiều đất canh tác nông nghiệp, SC4, SC5 là khu vực vách đá cao phù hợp cho ngủ nghỉ và các hoạt động khác của loài Voọc đen má trắng.

Người phản biện

: PGS.TS. Đồng Thanh Hải

Ngày nhận bài

: 09/01/2023

Ngày thông qua phản biện

: 08/02/2023

Ngày duyệt đăng

: 24/02/2023

Đã xuất bản

15/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ