Điều chỉnh công thức phân cho cây khóm (Ananas comosus L.) vụ gốc trồng trên đất phèn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bằng phương pháp quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt

NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG, PHAN CHẤN HIỆP, NGUYỄN HUỲNH MINH ANH, NGUYỄN THANH NGÂN, LÊ THỊ NGỌC THƠ, NGUYỄN ĐỨC TRỌNG, TRẦN NGỌC HỮU, LÊ VĨNH THÚC, LÝ NGỌC THANH XUÂN.

Từ khóa

Đất phèn, khóm, quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm (i) Đánh giá ảnh hưởng của bón phân đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca) và magie (Mg) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây khóm vụ gốc, (ii) Điều chỉnh công thức phân cho cây khóm vụ gốc trồng trên đất phèn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bởi phương pháp quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt (SSNM). Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức (i) KBP: Không bón phân, (ii) NPKCaMg: Bón phân N, P, K, Ca và Mg, (iii) PKCaMg: Bón khuyết N, (iv) NKCaMg: Bón khuyết P, (v) NPCaMg: Bón khuyết K, (vi) NPKMg: Bón khuyết Ca, (vii) NPKCa: Bón khuyết Mg, (viii) FFP: Thực tế bón phân của nông dân. Kết quả cho thấy, bón khuyết một trong các dưỡng chất N, P, K và Mg giảm chiều cao cây. Bón khuyết N cũng dẫn đến giảm chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống trái, đường kính cuống trái và chiều rộng chồi ngọn. Bên cạnh đó, bón khuyết các dưỡng chất dẫn đến giảm năng suất và chất lượng trái so với bón đầy đủ dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg. Công thức phân N, P, K, Ca, Mg khuyến cáo bón cho cây khóm vụ gốc được điều chỉnh dựa trên công thức phân đã thành lập theo phương pháp SSNM là 462 N, 341 P2O5, 510 K2O, 1207 CaO và 618 MgO kg ha-1.

Người phản biện

: TS. Nguyễn Duy Phương

Ngày nhận bài

: 09/01/2023

Ngày thông qua phản biện

: 08/02/2023

Ngày duyệt đăng

: 24/02/2023

Đã xuất bản

15/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ