Nhân giống Câu kỷ (Lycium chinense Mill.) bằng phương pháp giâm hom tại Đà Lạt, Lâm Đồng

GIANG THỊ THANH, TRẦN VĂN THAO.

Từ khóa

Nhân giống, giâm hom, câu kỷ, củ khởi, chất điều hòa sinh trưởng.

Tóm tắt

Cây Câu kỷ không chỉ được sử dụng như một vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc dân gian mà còn được sử dụng như một loại thực phẩm có giá trị dược liệu cao. Hiện nay, nhân giống bằng hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng được áp dụng khá phổ biến với việc sử dụng các loại auxin: IAA, IBA, NAA, … Nghiên cứu được thực hiên tại Vườn Thực nghiệm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 thí nghiệm: (1) Ảnh hưởng của loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật và tuổi hom đến kết quả giâm hom; (2) Ảnh hưởng của kích thước hom đến kết quả giâm hom. Kết quả cho thấy: Đối với hom hóa gỗ một phần, xử lý hom bằng IBA ở nồng độ 1,5% là tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 100% với 5,22 rễ/hom, chiều dài rễ 10,79 cm và chỉ số ra rễ là 60,52. Xử lý hom chưa hóa gỗ bằng NAA ở nồng độ 1,5% là tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 85,00% với 3,72 rễ/hom, chiều dài rễ 9,13 cm, chỉ số ra rễ là 39,72. Sử dụng hom lớn (dài 6 - 7 cm, chứa 5 - 6 mắt) để nhân giống cho tỷ lệ sống đạt 99,23% và tỷ lệ ra rễ là 91,19%, với số lượng rễ, chiều dài rễ trung bình lần lượt là 4,68 rễ/hom và 9,03 cm. Có thể sử dụng hom nhỏ (dài 3 - 4 cm, chứa 2 - 3 mắt) để nhân giống cây Câu kỷ, nhằm nâng cao hệ số nhân giống lên gấp 2 lần so với sử dụng hom lớn trong khi vẫn đảm bảo tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ ra chồi đạt trên 85%.

Ngày nhận bài

: 18/01/2023

Người phản biện

: PGS.TS. Hà Văn Huân

Ngày duyệt đăng

: 27/02/2023

Đã xuất bản

15/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ