Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt và bạc hà đến hoạt tính kháng oxy hóa và chất lượng trà túi lọc vỏ cam

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN, NGUYỄN MINH XUÂN HỒNG, HOÀNG QUANG BÌNH

Từ khóa

Bạc hà, cỏ ngọt, kháng oxy hóa, trà túi lọc, vỏ cam.

Tóm tắt

Vỏ cam từ lâu đã được biết có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hiện nay vỏ cam đã được sấy khô và sử dụng như một nguyên liệu để chế biến trà. Tuy nhiên, trà thu được có vị đắng khó uống, cũng như hương vị chưa đặc trưng. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định một số công thức phối trộn có khả năng cải thiện chất lượng cảm quan và hàm lượng các hợp chất sinh học có trong trà túi lọc vỏ cam. Cụ thể, nghiên cứu đã lần lượt thực hiện các thí nghiệm gồm: (i) tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt và (ii) tỷ lệ phối trộn bạc hà. Kết quả phân tích cho thấy sự thay đổi hàm lượng bột cỏ ngọt, bột lá bạc hà có ảnh hưởng thống kê (p<0,05) đến chất lượng cảm quan cũng như hàm lượng polyphenols (TPC), flavonoids (TFC), hoạt tính chống oxy hóa (DPPH, ABTS) của trà túi lọc vỏ cam. Công thức có tỷ lệ phối trộn bột vỏ cam : cỏ ngọt là 94: 6 (g/g), tỷ lệ phối trộn giữa hỗn hợp này với bạc hà là 70: 30 (g/g) cho sản phẩm có điểm cảm quan 6-7/9 điểm. Tại công thức này, trà có giá trị TPC, TFC, DPPH và ABTS lần lượt là 9,21 mg GAE/100 g vck; 2,13 mg QE/100 g vck; 3,82 mg AAE/100 g vck; 6,06 mg/100 g vck. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng trà đáp ứng theo yêu cầu của TCVN 7975: 2008. Ngoài ra, kết quả bước đầu cho thấy sau 25 ngày bảo quản tại nhiệt độ phòng trà không có sự khác biệt đáng kể về hoạt độ nước, màu sắc và TPC, TFC, DPPH, ABTS so với trước bảo quản. Phối trộn cỏ ngọt và lá bạc hà giúp nâng cao giá trị cảm quan và hoạt tính sinh học của trà túi lọc vỏ cam.

Người phản biện

: TS. Trần Thị Mai

Ngày nhận bài

: 06/10/2022

Ngày thông qua phản biện

: 28/10/2022

Ngày duyệt đăng

: 23/12/2022

Đã xuất bản

30/01/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ