Ảnh hưởng của canxi kết hợp với kali đến năng suất và phẩm chất quả thanh long ruột tím hồng LĐ5

NGUYỄN TRỊNH NHẤT HẰNG, NGUYỄN QUỐC HÙNG

Từ khóa

Nitrat canxi, clorua canxi, kali, thanh long ruột tím hồng LĐ5.

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của canxi và kali đến năng suất và phẩm chất quả thanh long ruột tím hồng LĐ5 được thực hiện tại huyện Châu thành, tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm nhằm xác định các công thức phân bón chứa K2O và có bổ sung nitrat canxi và clorua canxi dạng phun qua lá giúp tăng độ ngọt, độ dầy vỏ quả, độ chắc thịt quả và năng suất. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tất cả các nghiệm thức được bón phân nền với liều lượng 500 g N + 500 g P2O5 /trụ/năm. Nghiệm thức 1 (500 g K2O/trụ/năm), nghiệm thức 2 (500 g K2O/trụ/năm + 2% Ca(NO3)2, nghiệm thức 3 (500 g K2O/trụ/năm + 2% CaCl2), nghiệm thức 4 (750 g K2O/trụ/năm), nghiệm thức 5 [750 g K2O/trụ/năm + 2% Ca(NO3)2], nghiệm thức 6 (750 g K2O/trụ/năm + 2% CaCl2) và nghiệm thức 7 đối chứng (0 g K2O/trụ/năm). Kết quả qua 2 vụ thu hoạch ghi nhận các nghiệm thức bón 500 g - 750 g K2O/trụ/năm làm tăng độ ngọt quả. Các nghiệm thức bón canxi dạng phun qua lá làm tăng độ chắc thịt quả, độ dầy vỏ quả và màu sắc tai quả ở nghiệm thức 750 g K2O/trụ/năm + 2% Ca(NO3)2 và 750 g K2O/trụ/năm + 2% CaCl2. Trong đó nghiệm thức 750 g K2O/trụ/năm + 2% Ca(NO3)2 có tác dụng rõ nhất làm tăng khối lượng quả (403,67 - 408,33 g) và năng suất (25,52 - 26,97 kg/trụ) đạt cao hơn nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại.

Người phản biện

: TS. Đỗ Đình Ca

Ngày nhận bài

: 25/11/2022

Ngày thông qua phản biện

: 26/12/2022

Ngày duyệt đăng

: 29/12/2022

Đã xuất bản

30/01/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ