Ảnh hưởng của ẩm độ đất, độ mặn lên sinh trưởng và năng suất cây mè (Sesamum indicum L.) trồng trên đất nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

ĐẶNG DUY MINH, NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG, TRẦN BÁ LINH, TRẦN MINH TIỀN, LÊ HOÀNG NAM, CHÂU MINH KHÔI

Từ khóa

Biến đổi khí hậu, khô hạn, mất cấu trúc, natri trao đổi và tưới tiết kiệm.

Tóm tắt

Tưới nước tiết kiệm và sử dụng nước nhiễm mặn tưới cho cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nước trong canh tác nông nghiệp dưới tác động của khô hạn và xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn và ẩm độ đất lên sinh trưởng và năng suất cây mè. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố: độ mặn nước tưới (nồng độ 0‰, 0,5‰ và 1,5‰) và độ ẩm đất (60%, 70%, 80% và 90% lượng nước thủy dung ngoài đồng (FC), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, tưới nước nhiễm mặn ảnh hưởng đến dung trọng và độ xốp của đất, gia tăng hàm lượng natri hòa tan và trao đổi trong đất, đồng thời ảnh hưởng bất lợi đến tất cả giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mè. Việc duy trì ẩm độ đất ở mức thấp (60% FC) không làm ảnh hưởng đến chiều cao và số cặp lá, nhưng có ảnh hưởng đến thành phần năng suất, sinh khối và năng suất của cây mè. Tưới nước nhiễm mặn 1,5‰ và duy trì ẩm độ đất từ 60 - 70% FC cho kết quả tỉ lệ trái lép trên cây mè là cao nhất, dẫn đến ảnh hưởng năng suất cây mè thấp hơn các nghiệm thức còn lại. Mặc dù độ mặn của nước tưới cao đã ảnh hưởng bất lợi cả sự nảy mầm, sinh trưởng, thành phần năng suất và năng suất của cây mè, nhưng duy trì ẩm độ đất từ 80 - 90% FC hạn chế được tác động bất lợi của mặn lên sinh trưởng và phát triển của cây. Cần tiến hành nghiên cứu tiếp theo để đánh giá và kiểm tra các kết quả ở điều kiện thực tế đồng ruộng.

Người phản biện

: PGS.TS. Lê Khả Tường

Ngày nhận bài

: 14/10/2022

Ngày thông qua phản biện

: 04/11/2022

Ngày duyệt đăng

: 11/11/2022

Đã xuất bản

30/01/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ