Hiệu quả của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía dạng lỏng và nấm rễ cộng sinh cải thiện đặc tính đất, sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

LÝ NGỌC THANH XUÂN, NGUYỄN ĐỨC TRỌNG, NGUYỄN THANH NGÂN, PHAN CHẤN HIỆP, NGUYỄN HUỲNH MINH ANH, TRẦN NGỌC HỮU, ĐỖ THỊ XUÂN, LÊ VĨNH THÚC, NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG

Từ khóa

Đất phèn, chế phẩm vi sinh dạng lỏng, PNSB, nấm rễ nội cộng sinh.

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh dạng lỏng chứa hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64, VNS89 và chế phẩm vi sinh chứa nấm rễ nội cộng sinh đến đặc tính đất, sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm (i) bón phân theo nông dân, (ii) bổ sung chế phẩm vi sinh PNSB, (iii) bổ sung chế phẩm vi sinh nấm rễ nội cộng sinh 1 (AMF1), (iv) bổ sung chế phẩm vi sinh nấm rễ nội cộng sinh 2 (AMF2). Kết quả cho thấy, bổ sung chế phẩm vi sinh PNSB, chế phẩm vi sinh AMF1 và AMF2 giúp tăng hàm lượng NH4+ lần lượt là 15,5%, 17,2% và 14,7% so với nghiệm thức bón phân theo nông dân. Ngoài ra, bổ sung chế phẩm vi sinh PNSB và chế phẩm vi sinh AMF1 giúp tăng hàm lượng P dễ tiêu đến 43,6% và 42,3%, theo thứ tự. Chế phẩm vi sinh PNSB, chế phẩm vi sinh AMF1 và AMF2 có hiệu quả trong tăng tổng hấp thu N (21,2 - 39,7 kg ha-1), P (4,20 - 7,00 kg ha-1) và năng suất lúa trên đất phèn (0,68 - 0,87 tấn ha-1) so với bón phân theo nông dân.

Người phản biện

: TS. Bùi Huy Hiền

Ngày nhận bài

: 22/11/2022

Ngày thông qua phản biện

: 22/12/2022

Ngày duyệt đăng

: 30/12/2022

Đã xuất bản

30/01/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ